Nóng nhất hành tinh
Điều này không còn gì là xa lạ nữa vì Sahara là sa mạc của Châu Phi mà. Nhiệt độ trung bình của nó thôi cũng đã suýt soát 40°C. Thậm chí vào năm 1961, người ta đo được nhiệt độ tại Semara – khu vực sa mạc phía Tây của Sahara lên tới 51 độ.
Tuy nhiên, đây không phải là kỷ lục nóng nhất tại Sahara. Năm 1922, tại El Azizia, thủ đô của Libya, nhiệt độ đã chạm mức 58°C. Nó đủ nóng để bạn vác chảo ra chiên trứng ngay trên vỉa hè.
Trải dài 12 quốc gia và tiếp tục mở rộng lãnh thổ
Sa mạc Sahara có diện tích hơn 9 triệu km2, xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sa mạc bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng rộng lớn của 12 quốc gia là Algerie, Chad, Ai Cập, Libya, Marocco, Mali, Eritrea, Niger, Sudan, Tunisa, Tây Sahara.
Các nhà khoa học phát hiện sa mạc Sahara ngày càng mở rộng. Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã mở rộng thêm gần 650.000 km2.
Sa mạc lớn thứ ba thế giới
Người ta vẫn hay lầm tưởng về độ rộng lớn của Sahara, thực chất nó chỉ xếp thứ ba sau Nam Cực Và Bắc Cực về kích thước . Một khu vực trải dài trên 3,6 triệu dặm vuông với kích cỡ tương đương Hoa Kỳ hay Trung Hoa là những gì chúng ta có thể tưởng tượng về nơi đây.
Bão bụi dài hàng ngàn km
Vì Sahara quá ít nước nên đất không thể kết dính. Chúng biến thành bụi mịn. Nhiệt độ nóng bức sẽ tạo ra gió, cuốn bụi lên không trung. Sahara rất rộng lớn, tới 9.000.000 km vuông. Khi một cơn bão bụi hình thành, nó có thể dài đến hàng nghìn km và liên tục suốt 12 tiếng. Tháng 5/2011, Cơ quan Không gian NASA ghi hình được cơn bão bụi dài đến 1.100 km tại Sahara. Chỉ cần thêm 500 km nữa là cơn bão bụi này đủ dài bằng cả dải đất hình chữ S của Việt Nam.
Sahara từng là nơi cây cỏ xanh tốt
Những dấu vết khảo cổ, hóa thạch và những bức vẽ cổ xưa có niên đại 7000 năm trước cho thấy vùng đất cằn cõi này từng là một nơi trù phú với cư dân đông đúc. Loài người từng sống ở đây, chăn thả gia súc trên những thảo nguyên xanh mơn mởn đầy sức sống.